Túi tự huỷ sinh học là gì?
Túi tự huỷ sinh học là loại túi có thể tự phân huỷ trong thời gian ngắn nhất định, phân huỷ hoàn toàn thành các hợp chất hữu cơ đơn giản, dễ hòa tan nên rất an toàn và thân thiện với môi trường.
Các loại túi nhựa thông thường có thời gian phân hủy kéo dài từ 500 – 1000 năm, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Trong khi đó, túi tự huỷ sinh học có thời gian phân huỷ chỉ từ vài tháng đến vài năm, nhanh hơn rất nhiều so với túi nilon thông thường.
Ngày nay việc lựa chọn túi tự huỷ sinh học để bảo vệ môi trường, giảm thiểu rác thải nhựa ngày càng được nhiều người hưởng ứng. Việc thay thế túi nilon bằng túi thân thiện với môi trường đang là biện pháp rất thiết thực để chung tay bảo vệ, xây dựng hệ sinh thái xanh sạch vì một tương lai tốt đẹp cho thế hệ sau này.
TÚI TỰ HUỶ SINH HỌC GIMEX II do Công Ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Tổng Hợp II sản xuất có thời gian phân huỷ từ 12 – 36 tháng trong môi trường tự nhiên, tùy thuộc điều kiện của môi trường, độ ẩm vi sinh vật, tỷ lệ phụ gia, tinh bột… Và quá trình này không hề tạo ra ảnh hưởng độc hại đến môi trường. Chúng sẽ bị phân huỷ hoàn toàn thành CO2, nước và mùn hữu cơ có tác động tích cực đến thực vật.
Nguyên liệu làm ra túi tự huỷ sinh học
Hiện tại Công Ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Tổng Hợp II đang sản xuất 3 loại túi có khả năng phân hủy từ các tỉ lệ thành phần nguyên liệu như sau:
- Loại hạt nhựa + phụ gia phân hủy (loại phụ gia có thể theo chỉ định của khách hàng: EPI, P-life, Reveter, D2W…) – Tỷ lệ 1%
- Loại 40% tinh bột + 60% hạt nhựa và phụ gia phân huỷ có chứng nhận TUV – Châu Âu.
- Loại 100% nguyên liệu sinh học làm từ PLA/ PBAT có chứng nhận TUV – Châu Âu.
Quá trình tự phân huỷ của túi sinh học Gimex II
Túi tự hủy sinh học Gimex II có tiến trình phân hủy qua 2 giai đoạn chính:
Giai Đoạn 1: Giai Đoạn Phân Rã
Trong giai đoạn này, cấu trúc phân tử của túi nhựa từ một mạch thật dài, liên kết chặt chẽ với nhau sẽ bị cắt ra thành từng đoạn ngắn hơn, và quá trình này sẽ diễn ra liên tục không ngừng. Kết quả là từ một túi nhựa phân hủy sinh học nguyên vẹn, sẽ bị vỡ vụn thành từng mảnh nhỏ. Giai đoạn này nhanh hay chậm tùy vào các tác động tự nhiên như ánh sáng mặt trời, oxy, nhiệt độ…
Giai Đoạn 2: Giai Đoạn Tự Phân Hủy Sinh Học
Lúc này các loại vi sinh, vi khuẩn và nấm mốc trong môi trường tự nhiên bắt đầu làm nhiệm vụ của mình. Chúng phân hủy hoàn toàn những gì còn lại trong giai đoạn một tạo thành CO2 (rất ít và bị đất hấp thụ trở lại), nước và sinh khối. Tất cả các thành phần này sẽ hòa nhập vào môi trường theo quy trình sinh học tự nhiên.
Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Tổng Hợp II (Gimex II) đã thử nghiệm khả năng tự phân hủy sinh học tại phòng thử nghiệm SMITHERS RAPRA (Anh Quốc) và có kết quả đạt độ phân huỷ 73,51% trong 270 ngày, đáp ứng quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 8 Thông tư số 07/2012/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường “Có khả năng phân hủy sinh học tối thiểu 60% trong thời gian không quá hai (02) năm”.
Gimex II cũng đã thử nghiệm khả năng tự phân hủy sinh học Ok Compost Home tại phòng thử nghiệm TUV AUSTRIA CERT GMBH và có kết quả đạt yêu cầu phân hủy sinh học làm phân ủ.